Tại Việt Nam Long_Mã

Ghi nhận

Từ ý nghĩa của Long Mã, các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian đều có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy. Nó song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo. Long Mã được gửi gắm ước mơ cuộc sống thanh bình và lạc nghiệp. Từ ngựa chuyển hóa thành Long mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ, gắn với quan niệm về triết lý[11], tất cả các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian thường có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy, song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo[1].

Điêu khắc Long Mã trên bức bình phong tại nhà thờ họ ở Cát Sơn, Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị

Long mã là con vật linh thiêng, biểu hiện cho sức mạnh người dân vùng biển muốn vươn lên chế ngự thiên nhiên, làm chủ đời sống, long mã mang dáng dấp ngạo nghễ của rồng đem nước điều hoà cho mặt đất, cây cối, vạn vật, dẹp được phong ba bão táp, lụt lội nhưng lại mang cả sức bền bỉ dẻo dai, nhanh khoẻ của ngựa vượt đường xa dặm thẳm, theo cách nhìn của người xưa, thiên nhiên vùng biển ẩn chứa bí hiểm và tai hoạ. Dân gian hờ con vật đầu rồng mình ngựa sẽ chế ngự được mọi bề trong trời đất, cầu mong con người sẽ có được sức mạnh tổng hợp, bất cứ lúc nào cũng có thể chống chở, chiến thắng sóng to gió lớn, san bằng mọi trở ngại khó khăn[7].

Ở Việt Nam, long mã thường được thể hiện dưới dạng phù điêu trang trí trên bình phong các nhà thờ tộc, đình, chùa, miếu để tăng sự tôn nghiêm, linh thiêng cho công trình kiến trúc. Hình tượng long mã còn được các nghệ sĩ dân gian mô tả trên các tác phẩm gốm sứ. Đặc biệt, trong số hàng ngàn cổ vật thuộc dòng gốm sứ Chu Đậu đã được tìm thấy, bên cạnh các bức vẽ cảnh sơn thủy, hoa lá, chim, thú, tôm, cá thì long mã xuất hiện dưới hình dạng độc đáo riêng có trên gốm cổ Việt Nam và cũng nằm trong hình tượng bát vật[6].

Long mã là một con vật hình tượng nửa thực nửa hư, có đầu rồng, mình ngựa, được cư dân vùng Hà Nam, Quảng Yên luôn coi trọng trong thờ cúng vào các dịp lễ hội, xuân Tết, mừng thọ và tang lễ. Hình tượng Long mã chủ yếu dành ban tặng cho tuổi thọ, đức hạnh con người. Trong Lễ hội Tiên công, và cả đám tang ở Hà Nam, Quảng Yên thì người cao tuổi đạt tuổi thọ tám mươi, chín mươi, một trăm thì người ta cũng có một mâm ngũ quả bày tượng trưng theo hình con Long mã trên hương án sơn son thếp vàng được dành để rước Long Mã. Hình tượng con Long mã thực sự là một nghệ thuật bày hoa quả ngẫu hứng của người Hà Nam-Quảng Yên[7][8].

Tại Huế

Long Mã cũng xuất hiện trên các cung môn, miếu môn trong hoàng cung triều Nguyễn và thường đi kèm với các linh vật khác như: rùa, kỳ lân hay chim phượng. Người Huế thường sử dụng kỹ thuật khảm sành sứ và thủy tinh để tạo hình long mã và cũng có những long mã được đắp bằng vôi vữa, hay được vẽ bằng phẩm màu. Nếu sang trọng, cầu kỳ thì đắp nổi và khảm sành sứ, thường thường thì chỉ đắp vôi vữa, hoặc đơn giản hơn chỉ là những nét họa thô mộc bằng bột màu, vôi nước vì Long Mã không chỉ gắn với quan niệm và mong cầu sự an vui, phồn thịnh, mà có khi còn như những tác phẩm nghệ thuật nâng lên giá trị và vẻ đẹp của công trình kiến trúc[2].

Long Mã trên mái điện trong Hoàng thành Huế

Ngựa là con vật quen thuộc, có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật, cũng như khi trận mạc, chiến tranh, nên ngựa còn mang biểu tượng của sự dũng mãnh, trung thành và tận tụy, ngựa là loài ăn cỏ, sống trên núi, uống nước ở suối, vì thế nó còn là hình ảnh về sự thanh khiết, sang quý, không vướng những tục lụy của đời đó là một trong những lý do người xưa chọn ngựa làm con vật để trang trí khá phổ biến trong nhiều công trình kiến trúc, là mô thức trang trí mang tính biểu tượng như con Long-Mã, hiện diện tại di tích Cố đô Huế. Vào thời Nguyễn, ngựa là một biên chế quan trọng đối với nhiều hoạt động, nhất là phục vụ trực tiếp cho nghi thức của triều đình nên hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền đỉnh và Anh Đỉnh, của Bộ Cửu đỉnh đặt trong sân Thế miếu, Đại nội Huế[1].

Huế, hình ảnh long mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong, đó là hình ảnh con long mã lưng mang Hà đồ, chân lướt trên sóng nước, đầu vươn tới các tầng mây[11]. Long Mã còn được trang trí cho một số đồ dùng bằng bạc, gỗ, đồ sứ và trang phục của các quan lại triều Nguyễn. Tại Huế, long mã xuất hiện nhiều nhất trên các bức bình phong, trong đó bức bình phong long mã tại Trường Quốc học được xây dựng vào năm 1896, được xem là bức bình phong nổi tiếng nhất tại Huế[4] khi Trường được xây dựng thì công trình này cũng ra đời như là linh vật trấn giữ, bảo vệ cho sự thịnh vượng, trường tồn[12]. Đặc biệt hình ảnh Long Mã (ngựa hóa rồng) vốn đã gắn liền với logo Festival Huế 2000, Biểu tượng Long Mã được cách điệu từ hình tượng Long Mã tại bình phong trường Quốc Học[3][13]

Long Mã xuất hiện trong hoàng cung triều Nguyễn như ở Dục Khánh Môn, Hưng Khánh Môn của Hưng Miếu, Trường An Môn của Trường Sanh Cung, bức bình phong nổi tiếng nhất, lâu đời nhất là bức trước trường Quốc Học Huế được xây dựng vào năm 1896, đời vua Thành Thái. Trong tư thế đang tung vó cưỡi mây nhưng vẫn ngoái đầu trở lại, Long Mã này mang thần thái của sự nhẹ nhàng, linh thiêng nhưng vẫn rất gần gũi với những câu thơ: “Trước gió phất phơ Long hóa Mã/Trên mây lấp loáng Mã thành Long/ Đồ thơ chở nặng nền luân lý/Cảnh vật phô bày cuộc biến thông". Đây không phải là một con ngựa nòi, một chiến mã mà là con long mã chở Đồ thư tức Hà Đồ, Lạc Thư tạo nên nền văn tự, văn học, văn hóa, văn minh, triết học Á Đông, chồng sách trên lưng tượng trưng cho Đồ Thư, Long Mã chở nền luân lý cương thường[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Long_Mã http://baoquangnam.vn/van-hoa/long-ma-tren-gom-su-... http://baothuathienhue.vn/nhung-linh-vat-dat-viet-... http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201602/nghe-thu... http://www.quankhu3.vn/index.php/Van-hoa-Van-nghe/... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry)